Viện WASI và Chuyên gia Nhật Bản đến thăm HTX EATU CAFE
Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện tốt nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ tốt môi trường sinh thái.
Đó là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông, Lâm nghiệp Tây Nguyên với ngành nông nghiệp, cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất các loại giống mới cho cây cà phê, ngô, lúa nước, cao su, bông vải, giống lợn lai F1, bò lai hướng thịt…
Đặc biệt, các đơn vị nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, tuyển chọn các dòng vô tính cà phê vối, các thế hệ con lai cà phê có khả năng kháng bệnh cao, nhất là bệnh rỉ sắt để cà phê cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu.
Các đề tài nghiên cứu khoa học về chế phẩm sinh học cho phân bón lá chuyên dùng cho cây cà phê, quy trình công nghệ bón phân theo độ phì của đất, quy trình phòng trừ bệnh rỉ sắt, rệp sáp hại rễ, quả cà phê cũng đã được khuyến cáo, phổ biến rộng rãi để các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê áp dụng vào việc thâm canh cây cà phê.
Bên cạnh đó, bà con nông dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh còn ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, xác trấu cà phê, mùn cưa để sản xuất phân bón vi sinh, nấm ăn…
Các doanh nghiệp và các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê bước đầu cũng đã áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, thâm canh tố cho thu hoạch sản phẩm cà phê nhân hữu cơ, cà phê “sạch” đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.
+ Chưa có phản hồi.
Thêm ngay.